Công thức tính giá trị thực của Bất Động Sản

Lê Ngọc Quang
Thứ Sáu, 11/11/2022

Giá trị thực của sản phẩm BĐS = cảnh quan + hạ tầng + tiện ích sống + các giải pháp an ninh, an toàn + không gian kết nối, thương mại, dịch vụ mà dự án tạo ra….

“Cùng một diện tích đất, nếu doanh nghiệp A chỉ bỏ kinh phí xây nhà và bán thì giá là 1 đồng. Nhưng doanh nghiệp B ngoài xây nhà còn đầu tư rất lớn cho hạ tầng, cảnh quan, tiện ích sống thì giá bán có thể lên đến 2 hay 3 đồng”, GS Đặng Hùng Võ phân tích.

Theo ông Võ, giá trị đó có thể lên tới 70% giá bán của ngôi nhà, tiền đất chỉ chiếm tối đa 30%. Tư duy mét vuông đã lỗi thời bởi nếu chỉ nhìn vào đơn giá mét vuông thì không thể khẳng định một sản phẩm BĐS là đắt hay rẻ. Với diện tích tương đương, một căn nhà trong khu đô thị đa tiện ích ở vùng ven với chất lượng sống vượt trội có giá bán 15 tỷ đồng không hẳn đã đắt hơn ngôi nhà 10 tỷ đồng trong khu phố trung tâm chật chội, ô nhiễm, không có hạ tầng, tiện ích, trộm cắp liên miên.

Điều này lý giải sức hút cũng như khả năng tăng giá của các đại đô thị như Vinhomes, Phú Mỹ Hưng,… bất chấp diễn biến của thị trường.

Ví dụ cụ thể về trường hợp Vinhomes, mới đây CĐT BĐS này đã chơi lớn trang bị “tấm khiên điện tử” 7 lớp cho các đại đô thị đã “gãi đúng chỗ ngứa” của thị trường, khi tầng lớp trung và thượng lưu ngày càng tăng, nhu cầu môi trường sống an toàn là một trong các tiêu chí hàng đầu. Với nhiều người, thương hiệu Vinhomes đã trở thành bảo chứng về chất lượng và đẳng cấp sống. Nó cũng lý giải vì sao người ở nhà Vinhomes có xu hướng mua từ dự án này đến dự án khác. Ngay cả khi chủ đầu tư dịch chuyển ra ngoại vi, thậm chí triển khai dự án tại các tỉnh lẻ, thì sức hấp dẫn của các thương hiệu vẫn không giảm.

Thu gọn